Thế nào là web thương mại điện tử ? Web thương mại điện tử là gì ? Web bán hàng đăng giá sản phẩm không thôi có là web thương mại điện tử. Web chỉ đăng hình ảnh giới thiệu sản phẩm không đăng giá có là web thương mại điện tử . Web không đăng ký thương mại điện tử bị phạt ra sao.
Thế nào là web thương mại điện tử ?
- Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) trả lời như sau:
+ Theo quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
+ Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan đến thương mại (như các trang website của các doanh nghiệp buôn bán hàng hóa, dịch vụ ..).
Các câu hỏi thường gặp
1. Web chỉ để một vài hình ảnh sản phẩm đại diện, không có hình thức mua bán trên web đó và không để giá sản phẩm. Vậy liệu đó có phải là website thương mại điện tử không?
- Trả lời: Nghị định 52/2012/NĐ-CP quy định website thương mại điện tử là “trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng”.
+ Do đó, website của bạn thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định này và bạn cần phải tiến hành thủ tục thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.
2. Website giới thiệu sản phẩm, và giới thiệu về công ty có phải đăng ký không ?
- Trả lời: Theo Khoản 8, Điều 3, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, website TMĐT là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.
+ Do vậy, trường hợp website của công ty giới thiệu sản phấm hàng hóa được coi là website TMĐT và phải tiến hành đăng ký/thông báo với Bộ Công Thương.
3. Không đăng ký thương mại điện tử bị xử phạt thế nào ?
- Phạt tiền từ 5 đến 20 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website TMĐT mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ TMĐT đã đăng ký.
- Phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định; Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ TMĐT mà không đăng ký lại; cung cấp dịch vụ TMĐT không đúng với hồ sơ đăng ký; hoặc gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website; Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ TMĐT.
- Phạt tiền từ 40 -50 triệu đồng với hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT; Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh TMĐT để huy động vốn trái phép; Lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng hóa dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác.
- Ngoài ra, hành vi lợi dụng hoạt động, đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT để thu lợi bất chính; Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong TMĐT cũng bị phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng.
- Ngoài ra, website cung cấp dịch vụ TMĐT vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6 – 12 tháng, bị tịch thu tang vật và phương tiện, thu hồi tên miền “.vn” được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, buộc chủ website phải khắc phục hậu quả và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm về TMĐT
- Với hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website TMĐT, sẽ bị phạt tiền lên đến 30 triệu nếu giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động TMĐT; Không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng.
- Mức phạt đến 40 triệu đồng đối với hành vi giả mạo, hoặc sao chép giao diện website TMĐT của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc gây nhầm lẫn cũng như đánh cắp, sử dụng, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức khác...
- Mức phạt lên đến 40 triệu đồng nếu không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch TMĐT; Không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ TMĐT; Không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định.
- Đây là mức xử phạt hành chính đối với một trong những hành vi sai phạm trong lĩnh vực TMĐT do cá nhân thực hiện. Đối với các trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện thì mức tiền phạt gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân. (Điều 4)
- Để tìm hiểu toàn bộ nội dung Nghị định 185/2013/NĐ-CP, xem tại www.online.gov.vn (phần Hành vi vi phạm về Thương mại điện tử ở Mục 11, từ điều 81 đến điều 85)./., Các bạn bấm xem TẠI ĐÂY.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét