Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy khác tỉnh. Sang tên đổi chủ xe máy khác tỉnh cần những giấy tờ gì.Sang tên đổi chủ xe máy hết bao nhiêu tiền. Những giấy tờ cần chuẩn bị khi sang tên đổi chủ khi mua bán khác tỉnh. Lệ phí phải đóng khi sang tên đổi chủ.Sang tên đổi chủ xe cần giấy tờ thủ tục gì, tốn bao nhiêu
Đây là bài viết được chia sẻ bởi muabanonl.com mình thấy bác ấy chia sẻ chi tiết nhiệt tình nên mình chia sẻ lại cho những ai hay đọc trên blog của mình thôi nhé
Thủ tục sang tên đổi chủ khi mua xe máy khác tỉnh
A. Giấy tờ cần chuẩn bị:
- Người bán xe:
+ Giấy CMND bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
+ Sổ hộ khẩu bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
- Người mua xe:
+ Giấy CMND bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
+ Sổ hộ khẩu bản chính và 1 bản photo, nếu bản sao thì càng tốt.
+ Giấy Chứng nhận đăng ký xe mô tô, xe máy (thường gọi là cà-vẹc xe) và 1 bản photo, ko nên bản sao vì chuẩn bị bán xe rồi, làm bản sao giấy này làm gì. ^_^
B. Các bước chính:
1. Làm hợp đồng mua bán xe và được chứng thực ở phòng công chứng cấp huyện. (Sau bước này thì tất cả các bước sau đều do người mua xe thực hiện).
- Thông thường thì nhân viên phòng công chứng sẽ soạn thảo 1 văn bản chứng nhận (tức là văn bản mà trong đó, họ đóng vai trò người làm chứng cho việc mua bán xe) gọi là Hợp đồng mua bán xe.
- Các giấy tờ kèm theo để họ kiểm tra: sổ hộ khẩu, giấy CMND, cà-vẹc xe. Điều thuận lợi là đây là nơi có chức năng công chứng nên các giấy tờ này chỉ cần bản photo và bản chính để họ đối chiếu là được mà ko cần bản sao có công chứng ở xã phường. Nếu người mua xe ở tỉnh (tức là sẽ khó khăn về việc có bản chính của sổ hộ khẩu bên mình) thì nên sử dụng bản sao, nói họ thông cảm là mình ở xa nên gia đình ko cho đem bản chính sổ hộ khẩu theo.
- Người bán và người mua sẽ ký tên, lăn dấu tay vào các bản hợp đồng mua bán xe trước mặt nhân viên công chứng.
- Phòng công chứng sẽ giao cho nguời bán xe và người nhận xe mỗi người 1 bản của hợp đồng mua bán xe, còn phòng công chứng sẽ giữ 1 bản để lưu sau này đối chiếu khi cần và bản photo của các giấy tờ còn lại, như vậy phòng công chứng lưu lại 1 bộ giấy tờ gồm: hợp đồng mua bán xe có dấu lăn tay, CMND của nguời bán xe, CMND của nguời mua xe, cà-vẹc xe.
2. Người mua xe làm thủ tục sang tên và rút hồ sơ gốc về tỉnh của mình.
- Người mua xe đến công an giao thông quận nơi đăng ký xe của người bán và xin hồ sơ sang tên di chuyển xe.
- Người mua xe điền thông tin vào 2 tờ Giấy khai sang tên di chuyển. Tờ này sẽ có phần chữ ký của người bán xe, đây cũng là khoản cuối cùng mà người mua xe còn nhờ vả người bán xe.
- Nộp hồ sơ cho công an quận, hồ sơ gồm có:
- 2 tờ Giấy khai sang tên di chuyển.
- 2 bản hợp đồng mua bán xe. Do người bán xe giữ 1 bản nên người mua xe sẽ photo bản mà mình đang giữ.
- Bản chính của cà-vẹc xe.
- Công an quận kiểm tra hồ sơ, lúc này họ sẽ yêu cầu xuất trình CMND bản chính của người mua xe để họ kiểm tra thông tin cá nhân. Kiểm tra hồ sơ xong, họ sẽ thu lại biển số xe. Khi đó, công an sẽ yêu cầu người mua xe tháo biển số xe. Chú ý là chỉ biển số xe thôi, còn cái khung sắt bọc biển số xe thì công an họ ko giữ làm gì đâu nhé! ^_^
=> các bạn nên đem theo 1 cái cờ-lê, thường là cờ-lê 10. CÒn ko thì ở ngoài cổng công an có những người cà số, họ luôn có những thứ này nhưng tốn 10k để vặn 2 con ốc vít biển số đó nha các bạn! ^_^
- Công an viết giấy hẹn ngày trả hồ sơ, thường là 15 ngày.
- Công an sẽ căn dặn người mua xe rằng từ thời điểm này, người mua xe phải để xe ở trong nhà và ko được chạy ra ngoài đường (vì chiếc xe ko có biển số mà). Đến ngày hẹn thì quay lại đây nhận hồ sơ, khi đó đi bằng xe gì đến cũng được (vì trên nguyên tắc là chiếc xe vừa mua là đang ko có biển số nên ko được lưu thông ngoài đường được).
Do đó, lúc này, người mua xe sẽ chạy chiếc xe ko biển số này về nhà để cất, trên đường về nếu công an giao thông có hú vào thì có thể xuất trình giấy hẹn và nói họ thông cảm.
Về cái biển ghi dòng chữ "xe xin số" thì mình ko hỏi chú công an vì mình ko định làm cái biển đó tốn kém mà xe mình mua lại cũng ko nhiều tiền và mình cũng có xe khác để đi rồi. Do đó, nếu bạn cần đi xe quá thì có thể hỏi chú công an nhờ chú ấy tư vấn cho, chắc cũng đơn giản thôi. ^_^
- Theo thời gian trên giấy hẹn, người mua xe đến công an quận để rút hồ sơ gốc:
+ Xuất trình giấy hẹn cho công an quận: người mua xe cứ đến chỗ lấy giấy hẹn hôm trước và xuất trình giấy hẹn, công an viên sẽ chỉ chổ để nộp giấy hẹn.
+ Sau khi nộp giấy hẹn, người mua xe chờ đến lượt tên mình được gọi và nhận hồ sơ gốc.
Hồ sơ gốc được niêm phong bên trong 1 phong bì giấy dày và chắc chắn của công an; bên ngoài hồ sơ, công an đính kèm các giấy tờ như hôm trước đã nộp cho họ, trong số đó có cái cà-vẹc đã bị cắt góc bởi công an.
+ Người mua xe được công an yêu cầu xem và kiểm tra các chi tiết trên các giấy tờ đính kèm. Người mua xe ko được mở hồ sơ gốc vì nó đã được công an niêm phong.
+ Kiểm tra xấp hồ sơ xong xuôi thì người mua xe chỉ việc mang toàn bộ xấp hồ sơ này về và chuẩn bị mang về tỉnh mình để làm thủ tục sang tên như làm thủ tục cho 1 xe mua mới.
3. Người mua xe nộp hồ sơ để đăng ký sang tên (giống như người mua xe mới). Ở bước này, người mua xe hoàn toàn thực hiện các hoạt động tại huyện của mình.
- Nộp Lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế huyện:
+ Để nộp Lệ phí trước bạ, Chi cục thuế sẽ kiểm tra hồ sơ mua bán xe nên cần phải lấy hồ sơ gốc ra
khỏi bì niêm phong.
+ Để lấy hồ sơ gốc ra khỏi bì niêm phong mà ko sợ bị hạnh họe sau này, các bạn nên đem xấp hồ sơ đến phòng CSGT của công an huyện, gặp bất kỳ công an viên giao thông nào và nhờ hướng dẫn mình làm thủ tục để sang tên cho chiếc xe mình mới mua lại và đem từ tỉnh khác về. Thông thường, nếu anh công an viên nhiệt tình thì anh ấy sẽ mở niêm phong và lấy hồ sơ gốc ra đồng thời đưa cho các bạn 1 tờ giấy tên là "Giấy đăng ký xe" và hướng dẫn các bạn điền (nhớ hỏi anh công an về danh sách các giấy tờ cần phải liệt kê trong phần cuối của giấy này) và đem xấp hồ sơ này đến Chi cục thuế để nhập hồ sơ và nộp thuế.
Nói chung là đằng nào thì các bạn cũng phải mở niêm phòng và lấy hồ sơ gốc ra nên để an toàn về sau thì các bạn nên nhờ anh công an viên mở giùm hoặc các bạn mở trước mắt anh công an viên. Nhớ nhìn bảng tên của anh công an nha các bạn để nếu sau này nếu có bị hỏi là ai mở niêm phong thì còn biết mà nói. ^_^
+ Đem toàn bộ hồ sơ đến Chi cục Thuế và xin nộp Lệ phí trước bạ, họ sẽ đưa tờ kê khai thuế và các bạn điền vào đó, rồi nộp tờ khai thuế cùng với hồ sơ và chờ họ xem xét hồ sơ và đưa ra số tiền để các bạn nộp. Chú ý: khi nộp hồ sơ ở Chi cục thuế, các bạn chưa cần phải điền thông tin và "Giấy đăng ký xe" đâu nha, vì giấy này là bên công an thôi.
+ Thông thường, Chi cục thuế sẽ hẹn các bạn buổi chiều quay lại lấy kết quả.
+ Lấy kết quả xong thì nộp lệ phí, thường là nộp ở kho bạc nhà nước của huyện.
- Điền thông tin vào "Giấy đăng ký xe": các bạn nên tận dụng thời gian "rảnh" khi chờ lấy kết quả
khai báo thuế, chạy về nhà điền thông tin vào Giấy đăng ký xe.
+ Cà số máy và số khung: Trong "Giấy đăng ký xe" có 2 ô là số máy và số khung, cà số máy và số khung vào giấy trắng rồi dán vào. Nhớ cẩn thận coi chừng dán lộn dãy số của 2 ô với nhau (số máy dán vào ô của số khung và ngược lại).
- Đem hồ sơ đến công an nộp. Nếu ko biết nộp ở quầy nào thì các bạn cứ hỏi mấy anh công an để được hướng dẫn.
Tóm lại, bộ hồ sơ mà các bạn nộp cho công an ở bước này gồm có:
- Các giấy tờ như đã nhận được từ công an quận nơi mua xe (đã nói ở cuối bước 2).
- Giấy đăng ký xe.
- Biên lai nộp Lệ phí trước bạ.
Chú ý là hồ sơ nộp lúc này là có cả biên lai thu Lệ phí trước bạ nha!
- Chờ đến lượt gọi tên và dắt xe đến nơi yêu cầu để anh công an kiểm tra số máy và số khung, gọi là "xét xe".
Chú ý là khi xét xe, xe của các bạn phải có đèn, còi, xi-nhan, phanh thắng hoạt động bình thường nha, bất kỳ 1 chi tiết nào trong số này mà có vấn đề là họ ko xét tiếp vì coi như xe ko đảm bảo vận hành.
Đặc biệt, lỗi dễ mắc nhất là kính chiếu hậu, các bạn phải gắn tối thiểu là 1 kính ở bên trái, và phải là kính dạng tai thỏ (tức là kính mà đen đen bự bư đi theo xe như của hãng xe á, vì theo lý thuyết thì loại kính đó thì mới đảm bảo tầm quan sát).
Ở công an chỗ mình, họ chỉ kiểm tra kính chiếu hậu thôi, nhưng để chắc ăn thì các bạn nên kiểm tra hết một lượt như vậy cho chắc ăn. Nếu ko, khi bị từ chối vì "xe ko đảm bảo" thì bạn phải mang xe về kiểm tra, bổ sung lại rồi mới nộp lại hồ sơ => phải chờ tiếp lượt thứ tự mới mết lắm; còn ko thì mấy anh "cò" sẽ "giúp" các bạn đàm phán với mấy anh công an => tốn tiền cò.
Chú ý là nếu bị từ chối thì các bạn nhớ lấy hồ sơ lại vào tay mình nha, ko là mấy anh cò sẽ "lấy giùm" đó. Còn bạn nào muốn nhanh ở bước này thì cứ nhờ mấy anh cò thôi!
- Sau khi xét xe xong, anh công an sẽ đem hồ sơ của bạn vào bên trong và nhập thứ tự gì gì đó. Các bạn ngồi chờ tiếp.
Một lát sau, công an sẽ đọc tên để mời các bạn vào để cùng với các bạn xác nhận lại thông tin trong giấy đăng ký xe và yêu cầu ký tên.
- Nhận giấy hẹn lấy biển số và cà-vẹc:
Sau khi ký tên ở bước trên, công an sẽ cho các bạn biết về việc lấy biển số và cà-vẹc như: đóng phí bao nhiêu, giấy hẹn lấy biển số và cà-vẹc ra sao.
Xe máy, ô tô khi sang tên, đổi chủ mức phí là bao nhiêu?
Sau khi Nghị định 71 được áp dụng, có khá nhiều ý kiến băn khoăn về mức phạt khá cao (từ 1 – 10 triệu đồng) nếu các chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán xe không làm thủ tục sang tên, đổi chủ, trong khi lại không có thông tin về mức phí sang tên, chuyển đổi là bao nhiêu? Về vấn đề này, Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết:
Hiện Hà Nội có khoảng 4,8 triệu phương tiện xe cơ giới đường bộ đã đăng ký và chịu sự quản lý của CATP. Trong đó, có trên 450.000 ô tô và hơn 4,4 triệu mô tô xe máy. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, các đơn vị đã phát hiện nhiều chủ phương tiện mua, bán xe ô tô, mô tô, xe máy chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu theo quy định.
Nhằm giải quyết thực trạng này, CAHN sẽ siết chặt công tác quản lý và thực thi pháp luật đối với các chủ phương tiện không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc không làm đăng lý mới. Do đó, chủ phương tiện khi bán xe xong phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Việc xử lý phương tiện không sang tên đổi chủ hiện nay là cần thiết nhằm quản lý phương tiện giao thông, tránh thất thu thuế cho nhà nước, góp phần giải quyết các vụ án hình sự, TNGT.
Thưa Đại tá, nhiều chủ phương tiện cho biết, thực tế xe của họ đang đi đã mua đi bán lại nhiều lần, khó mà tìm lại được người chủ đầu tiên hoặc chủ chính của xe (theo giấy đăng ký) đã mất. Trong trường hợp này thì hướng giải quyết ra sao?
- Theo quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCA, người dân sau khi mua, bán, cho, tặng phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại (chỉ cần giấy mua bán viết tay của người cuối cùng) để chuyển quyền sở hữu. Đối với trường hợp chủ xe đã mất, thì người được thừa kế phải đứng ra chịu trách nhiệm thay chủ xe làm các thủ tục cần thiết khi có yêu cầu của người mua.
Nếu người điều khiển xe mượn của người khác như bố mẹ, anh chị, bạn bè mà có đầy đủ giấy tờ khi tham gia giao thông có bị kiểm tra, xử lý?
- Trong thời gian đầu, vì là Nghị định mới nên lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền, nhắc nhở hướng dẫn người dân, nhất là đối với người ngoại tỉnh vào thủ đô, người già, sinh viên... Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện người điều khiển không phải là chính chủ, mà là xe đi mượn của người thân, bạn bè, song có đầy đủ giấy tờ như GPLX, giấy đăng ký xe (với xe máy), ô tô phải có thêm Giấy Chứng nhận kiểm định xe, và quan trọng người điều khiển không cố tình vi phạm các lỗi giao thông khác, thì sẽ chỉ bị nhắc nhở rồi cho đi tiếp chứ không xử phạt. Tuy nhiên, trong trường hợp người điều khiển xe không phải chính chủ, lại vi phạm các lỗi giao thông nghiêm trọng thì lực lượng CSGT sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định.
Mức lệ phí trước bạ sang tên, đổi chủ hiện là bao nhiêu, thưa đại tá?
- Với ô tô mua mới là 20%; xe máy là 5%. Xe đã qua sử dụng xe máy là 1% và ô tô là 12% (tính theo giá trị xe). Việc tính giá trị xe thì cơ quan thuế đã có bảng hướng dẫn chi tiết cho từng đời xe (căn cứ số năm sản xuất). Và khi chủ xe hoàn thành các thủ tục này thì đến cơ sở đăng ký xe của Phòng CSGT làm thủ tục sang tên, đổi chủ, cấp biển, đăng ký xe mới với mức phí BKS, giấy đăng ký xe máy là 50.000 đ; ô tô là 150.000đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét